Cẩm nang sử dụng Yến Sào

Yến Sào được biết đến nhiều nhất với các tác dụng: Làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào, bổ phổi, tăng cường sinh lực. TĂNG HỒNG CẦU VÀ HUYẾT SẮC TỐ.
 
CÔNG TY TNHH YẾN SÀO NINH THUẬN XIN TRI ÂN TỚI TẤT CẢ CÁC KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT VỚI LỜI CHÚC :
 
TRẺ - KHỎE - ĐẸP
 
LÀ CÓ TẤT CẢ
 
ĐC LIÊN HỆ: 566-568 THỐNG NHẤT PHAN RANG NINH THUẬN
ĐT: 0918. 410 567 ( LƯƠNG)  0913. 88 22 11 ( SƠN)
 
LỢI ÍCH CỦA YẾN SÀO
 
Yến Sào được biết đến nhiều nhất với các tác dụng: Làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào, bổ phổi, tăng cường sinh lực. TĂNG HỒNG CẦU VÀ HUYẾT SẮC TỐ.
Các nguyên tố đa vi lượng trong yến sào rất phong phú có đến 31 nguyên tố xuất hiện. Phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khóang chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh, trí nhớ như: Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như: Cr -chống lão hóa. Se chất phóng xạ. Qua đó, chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý của Yến Sào.
Yến Sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Gần đây khi nghiên cứu tác dụng của yến Sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại người nhận thấy Yến Sào hạn chế mức độ sụt cân, phục hồi sức khỏe nhanh, ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng Yến Sào giúp điều trị các bệnh Ung Thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu trong Yến Sào. Theo số liệu của Trung Tâm công nghệ sinh học Đại Học Thủy sản và Viện công nghệ Sinh học thuộc Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia, trong thành phần Yến Sào có 18 loại A.amin, một hàm lượng rất cao như: Acpartic Acid, Serine, Tyrosine, Leucine… Đặc biệt, Acpartic Acid với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chống các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại Glucipprôtêin có năng lượng cao cơ thể dễ hấp thụ.
 
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA YẾN ĐẢO VÀ YẾN NHÀ
 
Có một số ý kiến cho rằng chất lượng yến Đảo tự nhiên tốt hơn Yến nhà do giá bán cao hơn. Mùi vị các loại yến khác nhau đem lại sự cảm nhận khác nhau. Nhưng sự thật là chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như yến đảo. Hơn nữa yến nhà còn được bảo vệ khỏi các địch hại như chuột, dán, nấm mốc, bọ … vốn khó phòng ngừa tại các hang động, do vậy tổ yến trong nhà sạch hơn và không cần dùng hóa chất để tẩy sạch vết bẩn. Những phân tích tại HongKong cho thấy Yến nhà có thành phần tương đương yến đảo. Theo những người sử dụng và buôn bán Yến Sào lâu năm thì yến trong nhà ở Việt Nam có chất lượng vượt trội thể hiện qua mùi vị và sợi yến còn nguyên sau khi chưng.
HƯỚNG DẪN NGÂM NỞ TỔ YẾN
Việc ngâm nở và chưng tổ yến khá đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự làm. Sau khi ngâm nở nếu để trong tủ lạnh tổ Yến có thể  bảo quản tới 10 ngày. Ngâm tổ yến trong nước để có thể lấy ra được lông chim và các tạp chất khác dính trong tổ, các loại tổ khác nhau sẽ có thời gian ngâm khác nhau, thường thì từ 1 giờ trở lên. Sau khi ngâm kích thuớc tổ sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Loại tổ yến tự nhiên thường có lẫn tạp chất và lông chim, do đó ta nên sử dụng dòng nước chảy và nhíp làm sạch tổ.
1. Đầu tiên ngâm nở tổ yến ở nhiệt độ 300C. Khi ngâm cần lưu ý nước phải ngập tổ để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết.
2. Dùng nhíp để lấy sạch lông chim và tạp chất ra khỏi tổ yến. Nếu Yến vẫn còn nguyên tổ quý khách tách rời từng sợi sau đó cho yến vào ray, đặt ray vào tô nước dùng muỗng khoáy nhẹ, đồng thời nhấc lên nhấc xuống lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài. Thay nước 4-5lần quý khách sẽ có tổ yến trắng sạch.
3. Vớt tổ yến đã sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo.
4. Dùng 2 nồi có kích thước khác nhau để chưng tổ yến. Cho một ít nước sôi để nguội vào nồi nhỏ đổ đầy nước vào nồi lớn. Cho tổ yến đã làm sạch vào nồi nhỏ, đung lửa nhỏ. Thời gian chưng tùy thuộc vào lọai tổ, nếu chưng quá lâu, tổ yến sẽ rất mềm và dễ nát vụn.
Lưu ý thêm: Bất kể tổ yến loại nào khi chưng cũng phải để lửa nhỏ. Trong khi chưng cất để nước ngập tổ ta có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời gian chưng nếu muốn tổ mềm hơn.
 
BẢO QUẢN TỔ YẾN
Tổ yến nên được bảo quản trong môi trường khô và lạnh. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tốt nhất nên cho tổ yến vào tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 40C, khi bảo quản tổ yến cần lưu ý giữ tổ trong môi trường sạch và cần quan sát cẩn thận.
 
1. TỔ YẾN CHƯNG ĐƯỜNG PHÈN

 

Nguyên liệu: Cho 01chén yến. 30gr tổ yến đã được chưng nở và làm lạnh. 05hạt sen (Hay bạch quả). 20gr đường phèn ( Nếu cử không ăn đường thì không bỏ đường càng tốt hơn nhưng sẽ khó ăn) 3lát gừng, 01chén nước lọc.
Chuẩn bị: Hạt sen (Hay hạt bạch quả) luộc chín mềm, sau 15phút thì vớt ra và ngâm với nước ấm trong 10 phút. đường phèn giã nhuyễn nấu với chén nước lọc cho tan đường. Gừng thái thành từng sợi.
Chế biến: Cho gừng, hạt sen và tổ yến vào thố. Chưng cách thủy từ 30 - 40phút. Sau đó, cho nước đường vào (Tùy người ăn ngọt, lạc khác nhau). Tiếp tục chưng 5phút.
Trình bày: Cho ra chén thủy tinh dùng nóng hoặc với đá.
Công dụng: Đây là món ăn được xem là cải lão hoàn đồng. Bổ dưỡng, giúp ngủ ngon làm đẹp da và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
 
2. CHÈ TỔ YẾN CỦ NĂNG HẠT SEN.
 


Nguyên liệu: Cho 01 chén yến 20gr tổ yến làm sạch, 10-15 hạt sen. 05 củ năng. 02 trứng cúc. 20gr đường phèn.
Chuẩn bị: Củ năng và hạt sen luột chín, mềm. Nấu tan đường phèn.
Chế biến: Cho củ năng, hạt sen, nước đường và trứng cúc vào chưng nấu lửa nhỏ khoảng 15phút. Cho tổ yến vào nấu 15phút trước, khi nhắc nồi ra.
Trình bày: Cho chén ra thủy tinh, dùng khi còn nóng.
Công dụng: Bổ phổi, làm đẹp da giúp ngủ ngon.
 
3. COCKTAIL TỔ YẾN

 

Nguyên liệu: 20gr tổ yến đã ngâm và nở, được làm sạch. 01trái táo, 01trái lê, 100gr dưa hấu, có thể thêm bớt các loại trái cây tùy thích.
Chế biến: Hấp tổ yến 10phút, trái cây thái hạt tiêu.
Trình bày: Cho đá bào vào ly thủy tinh, sau đó cho trái cây và tổ yến lên trên.
Công dụng: Bổ phổi, đẹp da, tăng cường sinh lực.
 
4. TỔ YẾN CHƯNG SỮA TRỨNG.
 


Nguyên liệu: 20gr tổ yến đã ngâm nở, làm sạch. 02 lòng đỏ trứng gà. ½ chén sữa tươi. 25gr đường phèn. ½ muỗng càfe giấm gạo.
Chuẩn bị: Cho 02 lòng đỏ trứng gà vào chén khuấy đều. Đung sôi sữa cho ra chén để nguội đổ vào chén lòng đỏ trứng khoáy đều. Cho đường và giấm gạo vào.
Chế biến: Chưng cách thủy ½ chén tổng hợp trên khoảng 10phút. Mở nắp nồi ra khi hỗn hợp trong chén đã đông đặc (Đã chín). Cho tổ yến đều trên mặt. Khi tổ yến đã chín cho tiếp ½ chén hỗn hợp còn lại vào chưng 10phút nữa là được.
Trình bày: Dùng nguyên trong chén còn nóng.
Công dụng: Bổ dưỡng, giàu chất đạm và Vitamin, dễ tiêu hóa. Món này rất phù hợp cho người muốn bồi bổ sức khỏe.
 
5. XIRÔ, ĐU ĐỦ YẾN SÀO.
 


Nguyên liệu: 60gr tổ yến đã ngâm nở, sơ chế. 450gr đu đủ chín. 120gr bột bán. 80gr đường phèn. 2ly nước.
Thực hiện: Cắt đủ đủ thành từng miếng bỏ vào máy xoay cho nhuyễn. Ngâm bột bán khoảng 30phút để cho ráo nước và cho vào nước đang sôi. Vặn lửa nhỏ, luộc sơ cho đến khi trong suốt. Đổ vào nước lọc, rửa lại bằng nước sôi và để thật ráo nước. Cho 2ly nước đường vào nồi, nấu sôi cho đến khi đường tan. Sau đó, cho tổ yến, bột bán và đủ vào, nấu sôi lên và vặn nhỏ lửa lại. khuấy đều, để sôi khoảng 10phút. Có thể dùng nóng hoặc lạnh.
Công dụng: Bổ dưỡng, tốt cho người tiêu hóa kém và đẹp da.
 
6. CƠM GÀ YẾN
 


Nguyên liệu: 20gr tổ yến đã ngâm nở và làm sạch, 100gr thịt đùi gà. 2 nấm rơm đen khô. 4trái chà là đỏ. 1ly nước cốt gà. 2ly gạo. hành lá thái nhỏ.
Gia vị: ½ muỗng càfê muối. 2muỗng xì dầu. ½ muỗng xì dầu đậm đặc. 1 muỗng rượu. 1 muỗng nước gừng. ¾ muỗng bột ngô. ½ muỗng dầu mè. 1muỗng dầu.
Chế biến:  Tổ yến sau khi ngâm để nước. Nấu với nước cốt gà cho sôi khoảng 2phút để cạn. Thịt gà vừa rửa sạch để khô và cắt thành từng miếng vừa ăn. Nấm rơm, chà là ngâm mềm. Cắt thành từng lát mỏng sau đó cho thịt gà, nấm rơm và chà là vào nồi. Cho gia vị ướp vào, trộn đều và để sang một bên.
Vo gạo cho vào nồi nấu đến khi nửa chín nửa xương. Cho gà, nấm rơm và chà là lên phần trên. Để lửa nhỏ và nấu thêm một lúc nửa sau đó cho tổ yến vào. Đậy nắp lại cho đến khi cơm chín. Nêm cho vừa ăn và có sắc màu thích hợp. Rắc hành lên trên và ăn nóng.
Công dụng: Bồi bổ sức khỏe
 
7. CHÁO TỔ YẾN GÀ XÉ PHAY


 
Nguyên liệu: 20g tổ yến đã ngâm nở làm sạch. 100g thịt ức gà. 3con sò điệp khô. 30ly nước lọc. Hành ta cắt nhỏ. Dầu ăn.
Gia vị: ½ muỗng café muối. ½ muỗng đường cát. 1 muỗng nước gừng. 1 muỗng rượu. ¾ muỗng bột ngô. Vài giọt dầu mè. Một nhúm tiêu trắng. ½ thìa dầu.
Chế biến: Vo gạo thêm vào một ít dầu và muối, để khỏang 1giờ. Ngâm sò điệp khô đến khi mềm và cắt nhỏ. Hấp thịt gà khỏang 20phút, để nguội xé mỏng và cho gia vị vào ướp. Nước đun sôi cho sò điệp vào gạo nấu. Nấu sôi sau đó vặn lửa nhỏ nấu thành cháo. Nấu sôi khỏang 5phút cho gà và tổ yến vào nêm với 1chút muối. Rắc hành lên ăn nóng.
Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, dễ tiêu hóa. Tốt cho người ốm mới dậy.
 
8. TỔ YẾN TIỀM GÀ ÁC THUỐC BẮC

 

Nguyên liệu: 30g tổ yến đã ngâm nở và làm sạch. 01con gà ác. 1gói thuốc bắc. 3miếng vỏ quýt khô. 5miếng thịt xá xíu. 1thìa nhỏ bột nêm canh.
Chuẩn bị: Ngâm vỏ quýt cho nở mềm, gà mổ bụng rửa sạch để ráo. Đun sôi nước vỏ quýt. Cho gà vào trần sơ qua. Vớt gà ra để ráo. Cho 2 chén nước lọc vào nồi nhỏ  +  thuốc bắc +  gà nấu độ 1giờ. Trở gà nhiều lần cho chín đều.
Chế biến: Sau khi đun sôi gà 1giờ, cho tất cà hỗn hợp vào thóê + tổ yến + xá xíu. Tiềm thêm 1 giờ bằng cách chưng cách thủy. Tắt bếp cho bột nêm vừa đủ.
Trình bày: Để trong thố và dùng nóng.
Công dụng: Đại bổ, tăng cường sinh lực.
 
9. SÚP TỔ YẾN CÀNG CUA BÁCH HOA
 


Nguyên liệu: 40g tổ yến đã ngâm nở và làm sạch. 3 càng cua tươi. 100g dâm bông. 1trái bắp mỹ. 1tai nấm đông cô. 280g bí ngô (đỏ). 2 muỗng canh bột bắp. 2 chén nước dùng gà.
Chuẩn bị: Luộc càng cua chín để nguội, bóc vỏ, ngân phần chân xé tơi, phần càng để nguyên. Dăm bông cắt thành sợi nbhỏ. Bắp mỹ cắt thành ½ hạt. Nắm đông cô ngâm nở mềm cắt thành 1/3. Bí đỏ gọt vỏ luộc chín mềm rồi vớt ra ngâm trong nước sạch 3 phút sau đó đánh nhuyễn. Tổ yến cho vào chén chưng cách thủy 20phút.
Chế biến: Cho 2 chén nước dùng gà vào đun sôi, cho bắp mỹ vào đun tiếp 3phút. Cho tiếp Bí đỏ vào khuấy đều. Cho tiếp nắm đông cô, dăm bông, thịt cua vào. Sau đó nêm bột canh cho vừa. Khi hỗn hợp sôi đều pha 2muỗng bột bắp vào với ½ chén nước. Cho vào nồi khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.
Trình bày: Cho súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt. Cho tổ yến đã hấp chín lên sau đó trang trí với ngò và tiêu.
Công dụng: Phục hồi sức khỏe, bồi bổ, đẹp da.